BẢO HỘ NHÃN HIỆU LÀ GÌ?

BẢO HỘ NHÃN HIỆU LÀ GÌ?

Bạn đã biết về khái niệm "Bảo hộ nhãn hiệu" hay chưa? Bài viết sau đây sẽ tiết lộ cho bạn về định nghĩa "Bảo hộ nhãn hiệu" và quy trình tiến hành bảo hộ nhãn hiệu.


1. Khái niệm "Bảo hộ nhãn hiệu".

"Bảo hộ nhãn hiệu" là một tiến trình làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam nhằm đăng ký tên thương hiệu hoặc biểu tượng (logo) hoặc cả hai yếu tố này. Nhãn hiệu đăng ký sẽ được xét duyệt trong khoảng 2 năm dựa theo nhiều tiêu chí, và tiêu chí quan trọng nhất là không trùng lặp với bất kỳ nhãn hiệu nào đã được bảo hộ trước đó. Nếu đạt yêu cầu thì nhãn hiệu sẽ được cấp văn bằng bảo hộ và thời điểm bảo hộ được tính từ lúc nộp đơn đăng ký.

Thông thường, người ta hay nhầm lẫn giữa 2 khái niệm "nhãn hiệu" và "thương hiệu", còn bạn thì sao?

Trong kinh doanh, "thương hiệu" là tất cả những gì bạn nghĩ về và những gì bạn cảm nhận được khi mà bạn nhận biết ngôn từ, hình ảnh, âm thanh hay bất kỳ dấu hiệu nào của một Công ty nào đó. Còn "nhãn hiệu" chính là yếu tố hình ảnh và ngôn từ của thương hiệu. Như vậy, "nhãn hiệu" chính là hiện thân của "thương hiệu". Nếu như "thương hiệu" là khái niệm trừu tượng và vô cùng thì "nhãn hiệu" là khái niệm trực quan và hữu hạn. Ta không thể nhìn hay nghe thấy thương hiệu mà chỉ có thể nhìn và nghe về nhãn hiệu mà thôi. Chính vì tính chất hữu hình, hữu thanh và có thể so sánh bằng trực quan nên "nhãn hiệu" là khái niệm chính thức được lựa chọn trong quy trình bảo hộ. Nhiều người không hiểu về thương hiệu nên đánh đồng 2 khái niệm này, thực chất là chúng rất khác nhau. Đôi khi người ta thường nói "bảo hộ thương hiệu" nhưng thực tế chẳng có tổ chức nào dám bảo hộ thương hiệu cho bạn vì rằng thương hiệu là thứ vô cùng. Khái niệm chính xác trong bảo hộ chính là "Bảo hộ nhãn hiệu" và tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.


2. Quy trình đăng ký nhãn hiệu

quy_trinh_bao_ho_nhan_hieu

Bước 1: Tra cứu

- Phân nhóm theo bảng Nice 10.

- Xem các điều kiện loại trừ trong Điều 74.2 Luật sở hữu trí tuệ.


- Đường dẫn tra cứu:
Việt Nam: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Quốc tế: https://www3.wipo.int/madrid/monitor/en/


- Nhờ chuyên gia đánh giá kết quả

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ

- Chuẩn bị 10 mẫu nhãn khổ 8x8 cm
- Cung cấp giấy phép kinh doanh hoặc thông tin trong chứng minh thư (thẻ căn cước).
- Tra cứu sản phẩm theo bảng Nice 10.

Bước 3: Làm hồ sơ và nộp đơn

- Làm tờ khai theo mẫu
- Nộp tại văn phòng cục:
Tp. Hà Nội: 384-386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tp. HCM: tầng 7, tòa nhà Hà Phan, số 17-19 Tôn Thất Tùng, Quận 1, Tp. HCM
- Lệ phí: theo thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài Chính

Bước 4: Xử lý đơn

- Nộp đơn và lấy số đơn (quyền ưu tiên)

- Chấp nhận hình thức: 02 tháng

- Đăng công báo cục: 02 tháng

- Xử lý nội dung: 10-24 tháng

- Thông báo cấp văn bằng: 01 tháng

- Cấp bằng hoặc khiếu nại


Trong các bước trên, bước 1 là bước quan trọng nhất bởi vì việc tra cứu quyết định tới 90% khả năng thành công của việc bảo hộ nhãn hiệu. Hiểu được tầm quan trọng của bước 1, Bảo Phát luôn chú trọng tới khâu tra cứu sơ bộ đối với logo và tên thương hiệu sáng tạo. Hầu hết các dự án sáng tạo thương hiệu của Bảo Phát đều thành công, logo và tên sáng tạo đều có khả năng bảo hộ cao. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bảo hộ nhãn hiệu hay quy trình đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Bảo Phát theo số điện thoại dưới đây:

Hotline: 0968 28 22 33

Nguồn: baophat.com

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Tên
Email