Cuộc chiến chiễm lĩnh thị trường Việt của hai thương hiệu ngoại: Grap và Go-Viet

Thị trường xe gọi tại Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, giữa các thương hiệu lớn, đáng tiếc, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, các thương hiệu taxi thuần Việt lại không được gọi tên, thị trường Việt Nam chứng kiến cuộc cạnh tranh giữa hai thương hiệu ngoại: Grap và Go-Viet.

Đánh bại thương hiệu gọi xe thuần Việt, Grap thống trị thị trường Việt Nam

Uber rời thị trường Việt Nam bằng việc bán mình đổi cổ phần, Grap - thương hiệu trẻ tuổi hơn, một mình vươn lên chiễm lĩnh thị trường, đánh bật các thương hiệu xe thuần Việt, thống trị thị trường Việt Nam. 

Trong khi các thương hiệu xe Việt vẫn đang loay hoay tìm đường tồn tại trên chính sân nhà, Grap đã tiến một bước rất lớn - hợp tác chiến lược với Microsoft. Ngày 8/10 vừa qua, Microsoft đã thông báo họ sẽ đầu tư vào Grab với cương vị đối tác phát triển công nghệ. Các thương hiệu xe gọi thuần Việt thất thủ trước Grap, cứu vãn bằng cách dần lùi thị trường về các tỉnh lẻ.

Tiềm năng thị trường nội địa to lớn khiến các nhà đầu tư Việt Nam sốt sắng đưa ra những phiên bản gọi xe công nghệ riêng để đối chọi, nổi bật có dịch vụ của Mai Linh Bike, VATO với đầu tư của Phương Trang, và một số start-up nhỏ khác như Aber và FastGo. 

Tuy nhiên những hãng đều không tạo ra tiến triển lớn, chỉ gây được sự chú ý ban đầu do có được sự kì vọng của người dân vào các thương hiệu Việt, một số phải tạm dừng hoạt động. Việc đối đầu với những gã khổng lồ - dù chỉ trong khu vực - là hết sức khó khăn khi thiếu vốn, công nghệ, và nhân lực. Điều này khiến Grab nghiễm nhiên trở thành nhà độc quyền trong thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam.

Go-Viet nhảy vào thị trường Việt Nam, phá vỡ thế độc quyền của Grap

Việc chiếm lĩnh thị phần thị trường quá lớn đương nhiên dẫn đến việc độc quyền của Grap và trong tình hình đó, cả tài xế và khách hàng đều không phải người có lợi. Cũng giống như các nhà độc quyền khác, Grap bắt đầu "tự thưởng" sau khi đã một mình chiếm lĩnh thị trường, sau bốn năm đốt tiền trong cuộc chiến thương mại khốc liệt với Uber. Giá dịch vụ Grab bắt đầu tăng nhanh, chương trình khuyến mãi giảm, trong khi chiết khấu cho tài xế bị tăng lên đột ngột.

Liên tục có những phàn nàn về chất lượng dịch vụ, thái độ của tài xế và tốc độ hồi đáp chậm chễ của bên chăm sóc khách hàng. Các chưỡng trình khuyến mãi không còn, người tiêu dùng dần nhìn thấy hiện thực -mặt trái của độc quyền.

12b

Tình trạng độc quyền của Grap nhanh chóng chấm dứt khi có sự xuất hiện một cái tên mới: Go-Viet. Go-Viet là thương hiệu mà ứng dụng gọi xe Go-Jek của Indonesia sử dụng cho thị trường Việt Nam. Nhảy vào Việt Nam khi Grab đang độc quyền trên thị trường, Go-Jek sử dụng 1 chiến lược cực kỳ thông minh. Họ xây dựng thương hiệu của mình như 1 thương hiệu Việt, mang sứ mệnh thách thức thế độc quyền của Grab, lấy lại lợi ích cho người tiêu dùng Việt.

Go-Jek đổi tên thành Go-Việt. Áo xanh lá và nón xanh mạ đổi thành áo đỏ và nón đỏ. Họ cung cấp chế độ tốt cho tài xế, các chương trình khuyến mãi 5 ngàn cho khách hàng. Họ khiến Grab từ 1 gã độc tôn khó chịu phải quan tâm hơn tới khách hàng và tài xế.

Go-Việt thu hút được cảm tình của người dân Việt Nam, được cả cánh tài xế lẫn người tiêu dùng ủng hộ. Thậm chí nhiều người còn tưởng Go-Việt là 1 thương hiệu thuần Việt. Trong 1 tháng, họ đã làm được điều mà những Mai Linh, Vinasun, Fastgo, VATO - những doanh nghiệp thuần Việt thật sự - không làm được trong nhiều năm qua.

Thị trường Việt trở lại thế cạnh tranh khốc liệt giữa hai thương hiệu ngoại

Nếu như Grab được hỗ trợ bởi SoftBank, đầu năm nay Google cũng đã khẳng định khoản đầu tư tại Go-Jek.

Xét về tiềm lực tài chính, khả năng cạnh trạnh và chất lượng dịch vụ, rõ ràng Go-Viet đủ sức đấu tay đôi với Grab. Dễ thấy điều này ở ngay tháng đầu tiên xuất hiện, Go-Viet mở rộng với tốc độ kinh hoàng, tuyên bố chiếm 10% thị phần ở TP. HCM chỉ sau ba ngày. 

Ngay khi nhảy vào Việt Nam, Go-Viet đã tỏ rõ sự quyết tâm muốn giành thị phần của mình bằng việc tung ra giá cước chỉ với 5.000 đồng cho một chuyến xe ôm dưới 8 km. Đây cũng chính là cách thức mà Grab đã từng sử dụng để cạnh tranh với Uber. Chỉ đúng 4 tháng sau, Go-Việt của Indo nhanh chóng nhảy vào chiếm 35% thị phần thành phố Hồ Chí Minh.

Cạnh tranh có lợi cho cả khách hàng trung thành của Grab, bởi từ đây họ buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo mức giá vừa phải để giữ khách. Đó chính là sức mạnh của thị trường: Không cần bất kì bàn tay hữu hình nào, cạnh tranh sẽ điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

Thị trường tự do cạnh tranh mang đến lợi ích vô cùng lớn cho người tiêu dùng: Chưa lúc nào dịch vụ vận chuyển và vận tải nội đô lại trở nên dễ dàng với chi phí thấp đến như vậy.

Các doanh nghiệp Việt đã bỏ lỡ thời cơ để chiếm lấy vị trí số hai trên thị trường khi Go-Viet của Go-jek chưa xuất hiện. Có lẽ giờ đây, thị trường gọi xe công nghệ sẽ là cuộc chiến của hai ông lớn Go-Viet và Grab. Các doanh nghiệp Việt nên xem xét việc tự đi tìm cho mình những con đường khác vì với tình hình hiện giờ sẽ rất khó cho họ trong việc chiếm lĩnh thị trường này.


Liên hệ với Bảo Phát

Hotline: 0968.28.22.33

Xem thêm các bài viết khác:

10 thương hiệu Việt đắt giá nhất 2018

- 5 bước để xây dựng thương hiệu thành công cho startup

Bài học từ những thương hiệu lớn nhất thế giới phần 1

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
In bài viết
Tên
Email