10 thương hiệu Việt đắt giá nhất 2018

Theo danh sách của Forbes Việt Nam, 40 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2018 có tổng giá trị hơn 8,1 tỷ USD, tăng hơn 30% so với danh sách công bố năm 2017.


12a

Danh sách 40 thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2018 do Forbes Việt Nam công bố



Ba thương hiệu dẫn đầu là Vinamilk (giá trị 2,28 tỷ USD), Viettel (1,39 tỷ USD) và VNPT (416 triệu USD).

Tập đoàn Vingroup góp mặt trong top 10 thương hiệu lớn nhất với hai vị trí là Vinhomes (5) và Vingroup (7) với tổng giá trị 2 thương hiệu gần 700 triệu USD. Một thương hiệu khác của tập đoàn là Vincom Retail xếp hạng 14 với giá trị 91,6 triệu USD.

Các thương hiệu Việt còn lại trong top 10 là Sabeco, Vinaphone, Masan Consumer, Vietcombank và FPT.

13b

Vinamilk 3 lần liên tiếp đứng vị trí đầu tiên trong danh sách với giá trị thương hiệu gần 2,3 tỷ USD.


13c

Tập đoàn Viễn thông - Quân đội Viettel được định giá thương hiệu 1,39 tỷ USD, đứng vị trí số 2


13d

4 thương hiệu lớn ngành viễn thông trong top 10, VNPT được định giá 416 triệu USD, đứng vị trí thứ 3


13e

Bia Sài Gòn - Sabeco được định giá thương hiệu 393 triệu USD, đứng vị trí thứ tư


13f

Vinhomes là cái tên mới góp mặt trong danh sách, vị trí thứ 5, được Forbes định giá 384 triệu USD


13p

Vinaphone đứng thứ 6 với giá trị thương hiệu 308 triệu USD


13r

Tập đoàn đa ngành VinGroup tiếp tục góp mặt trong danh sách với giá trị 307,2 triệu USD


13u

Masan Consumer tụt 3 hạng so với năm 2017, xếp thứ 8 với giá trị thương hiệu 238 tỷ USD


13y

Vietcombank là ngân hàng duy nhất có mặt trong top 10 với giá trị 177,9 triệu USD, đứng thứ 9


13i

FPT đứng vị trí 10, giá trị thương hiệu 169 triệu USD - thương hiệu duy nhất bị giảm giá so với năm 2017


Đây là lần thứ ba Forbes Việt Nam thực hiện danh sách 40 thương hiệu công ty giá trị nhất tại Việt NamTheo Forbes Việt Nam danh sách này được thực hiện theo phương pháp đánh giá của Tạp chí Forbes toàn cầu, tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.

Sau khi lập danh sách sơ bộ hơn 80 doanh nghiệp có thương hiệu, Forbes Việt Nam với sự hỗ trợ của Công ty Chứng khoán Bản Việt, tính toán thu nhập trước thuế và lãi vay, sau đó xác định giá trị đóng góp của tài sản vô hình.

Việc thu thập số liệu của doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính của các công ty, dữ liệu trên thị trường chứng khoán. Một số công ty chưa niêm yết đồng ý cung cấp dữ liệu tài chính để tạp chí này tính toán.


Liên hệ với Bảo Phát

Hotline: 0968.28.22.33

Xem các bài viết khác:

- 5 nguyên tắc xây dựng thương hiệu cá nhân

- Lí giải lý do thất bại của Mc Donald's và Burger King tại Việt Nam của tạp chí CNBC

- Tầm quan trọng của việc nhất quán thương hiệu


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
In bài viết
Tên
Email