Tên thương hiệu chính là sản phẩm thương hiệu mà khách hàng nhớ tới khi sử dụng 1 sản phẩm nào đó, nói 1 cách dễ hiểu nếu tên người dùng để xưng hô thì tên thương hiệu dùng để nhận biết và phân biệt với nhau.
Một nhà Marketing nổi tiếng của mỹ đã từng nói:
‘Sẽ chẳng có hoạt động marketing nào thành công nếu tên thương hiệu không đúng. Công ty, sản phẩm, bao bì và marketing dù có tốt đến đâu cũng sẽ không hiệu quả nếu tên thương hiệu sai”.
Điều này đã nói lên tầm quan trọng của một Name brand vì vậy trước khi trở thành 1 thương hiệu chất lượng hãy tìm cho mình 1 tên thương hiệu phù hợp và đủ sức để lớn hơn, tên thương hiệu cần một cái tên đúng nhất.
Đặt tên thương hiệu cũng là một kĩ năng và việc đặt tên sao cho đẹp, dễ nhớ và chất lượng là cả một nghệ thuật hãy cùng Bảo phát bắt tay vào tìm hiểu một vài kỹ năng để tạo ra một ‘Name brand’ chất lượng và phù hợp nhất có thể.
Đặt tên thương hiệu phù hợp và dễ nhớ với Bảo phát tại đây!
1. Sử dụng 1 từ ngữ có định nghĩa
1 từ ngữ có định nghĩa rõ ràng, hiển nhiên là vậy rồi! điều mà mọi người dễ nhớ tới bạn hơn chính là bạn có giá trị và có ý nghĩa. Không đơn giản mà các thương hiệu như ‘Apple, Visa, virgin’ sử dụng những cái tên như vậy, khi nhìn vào những cái tên như vậy chắc chắn 1 điều khách hàng sẽ biết ngay bạn là ai và bạn làm gì.
VD: Discovery channel có nghĩa là ‘khám phá’ khách hàng sẽ biết bạn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực du lịch, khám phá thế giới. Hay Visa có nghĩa là ‘xuyên quốc gia’ điều đó khiến visa trở thành 1 định nghĩa về thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên điểm hạn chế của việc đặt tên có nghĩa là bạn sẽ buộc phải làm những cái tên đó có nghĩa, có ảnh hưởng, Apple có nghĩa là quả tao và nó không có liên quan gì tới công nghệ cả nhưng Steve jobs đã biến nó thành 1 từ ngữ có nghĩa hơn cả 1 quá táo, ngoài ra việc đặt tên thương hiệu có nghĩa cũng là lý do để bạn có nhiều sự cạnh tranh hơn, khó khăn hơn và khó bảo hộ hơn, chưa hẳn sẽ phù hợp với lĩnh vực mà mình hoạt động nữa, nhưng không sao nếu doanh nghiệp của bạn đủ tự tin và tầm ảnh hưởng thì điều đó không sao cả.
2. Có thể viết tắt
Những cái tên luôn có một đặc điểm là phù hợp với dòng sản phẩm, phù hợp với truyền thống, ngắn gọn, tuy nhiên đó là những ưu tiên hàng đầu nhưng chưa hẳn sẽ có khả năng bảo hộ và sử dụng lâu dài, viết tắt chính là lựa chọn để đơn giản hóa mọi cái tên vừa có thể ngắn gọn vừa có cảm giác phù hợp và đặt biệt.
VD: IBM. KFC, BMW những thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài hay thân thuộc hơn như: ACB, HSB, VNI, CVI .... những thương hiệu ở Việt Nam.
Ưu điểm của việc có thể viết tắc là ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ, tuy nhiên điều cũng có 2 mắt đặt tên thương hiệu quá ngắn gọn khách hàng sẽ khó nhận biết dịch vụ của công ty, khó phân biệt và tốn kha nhiều cho truyền thông thương hiệu, song với 1 cái tên dễ nhớ sẽ đem lại cho bạn 1 giá trị lâu dài hơn thế.
3. Có tên mô tả
Chắc hẳn chúng ta đều quen thuộc với những cái tên như ‘Thegioididong, Thegioidienmay, Dienmayxanh ...’ đây là cách đặt tên có mô tả mà được khá nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam lựa chọn, nhưng có một điểm chung đây đều là những linh vực mang tính độc quyền trên 1 lĩnh vực, hay các TOP thương hiệu, việc đặt tên này phù hợp với nhiều doanh nghiệp nhưng không hẳn doanh nghiệp nào cũng dám lựa chọn vì điều đó khá mạo hiểm và nhiều thách thức, cạnh tranh.
Điểm lợi nhất của những cái tên này là việc tiết kiệm được ngân sách truyền thông, khó nhầm lẫn với thương hiệu khác và rất khác biệt.
Tuy nhiên điều khó khăn của những cái tên này là khó bảo hộ, khó mở rộng thương hiệu và khó định vị được một vị trí cụ thể trong tâm trí khách hàng.
4. Kết hợp từ
Đây là cách đặt tên phối hợp với từ ngữ của một lĩnh vực cụ thể:
VD: Ngân hàng = Bank, Vietinbank, Vietcombank tương tự như vậy, giáo dục = Edu, công nghệ = tech ...
Đây là phương pháp khá phổ biến không chỉ ở Việt nam mà cả khu vực và thế giới, điều nổi bật nhất của những cái tên này là dễ nhớ, dễ đọc, có bản sắc thương hiệu độc quyền, giúp khách hàng liên tưởng được linh vực và lợi thế hoạt động của công ty.
Tuy nhiên cũng như việc sử dụng tên mô tả, những cách đặt tên phối hợp từ như vậy thương sẽ khó định vị vị trí, khó bảo hộ và khó mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, tuy nhiên đây cũng là một lưu ý hữu ích nều doanh nghiệp bạn muốn đặt 1 cái tên phù hợp.
Trên đây là 4 lưu ý đầu tiên cho việc đặt tên thương hiệu được Bảo phát đưa ra dựa trên kinh nghiệm 10 năm hoạt động của mình, Đặt tên thương hiệu là một công việc mang tính trí tuệ rất cao, không phải doanh nghiệp, công ty nào cũng có những cái tên phù hợp.
Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu đặt tên thương hiệu phù hợp, chất lượng hãy liên hệ với Bảo phát.
Hotline: 0968.28.22.33
Để xem tiếp 4 lưu ý về đặt tên thương hiệu bấm tại đây.
Xem thêm những bài viết khác:
- Lưu ý khi đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu
- 5 mẹo thiết kế bao bì đẹp mắt
- Điểm khác nhau giữa brochure và catalogue
Người gửi / điện thoại