Làm mới thương hiệu cá nhân, câu chuyện của CEO Starbucks

Khi một doanh nghiệp qua thời kì khởi nghiệp, đạt đến sự phát triển nhất định, một yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp chính là sự phát triển song hành của người lãnh đạo doanh nghiệp đó.

Ngoài việc phát triển thương hiệu doanh nghiệp, người lãnh ngừng làm mới thương hiệu cá nhân của chính bản thân mình, bởi thương hiệu cá nhân của người lãnh đạo luôn gắn liền với thương hiệu của tổ chức, doanh nghiệp.

thh

Một doanh nghiệp mới hình thành khác với doanh nghiệp đã phát triển và càng khác hơn nữa với doanh nghiệp quy mô lớn về cách thức hoạt động, vận hành và phát triển. Cùng lẽ đó, người lãnh đạo doanh nghiệp phải thích nghi và phát triển cùng với sự phát triển của doanh nghiệp để đáp ứng được những yêu cầu cao trong việc lãnh đạo.

Trong cuốn sách Dốc hết trái tim của tác giả Howard Schultz - Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Cà phê lớn nhất thế giới Starbucks, ông nói " Tôi nhận ra mình đã phải làm mới bản thân ít nhất ba lần, lần nào cũng với tốc độ tối đa".


ceo1

Howard Schultz - Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Cà phê lớn nhất thế giới Starbucks

Trước khi nói đến việc tại sao ông phải làm mới bản thân, nghĩa là làm mới thương hiệu cá nhân đến 3 lần, ông cũng đặt ra câu hỏi " Có bao nhiêu doanh nhân đã sáng lập được một công ty và lớn mạnh song hành cùng sự phát triển của nó, ngay cả khi doanh thu vượt quá con số 1 tỷ đô-la? "

Câu trả lời là không nhiều, trên thế giới, trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ có 3% doanh nghiệp trong số đó là thành công. Đọc hết cuốn sách tâm huyết của ông, cuốn sách mà ông nói "nó là câu chuyện về một đội ngũ những con người xây dựng một công ty thành công dựa trên những giá trị và nguyên tắc điều hành hiếm thấy ở xã hội kinh doanh Hoa Kỳ" và "là để đảm bảo rằng mọi người có đủ dũng khí và tiếp tục bền chí, tiếp tục làm theo trái tim mình ngay cả trong tiếng chế giễu của kẻ khác", mới thấy hết được sự linh hoạt của người lãnh đạo tài ba, không ngừng làm mới bản thân của Howard Chultz.

Howard Schultz là tấm gương lớn nhất về bài học làm mới thương hiệu cá nhân song hành cùng với tốc độ phát triển chóng mặt của công ty ông, Starbucks:

Đầu tiên, Howard Schultz là chàng thanh niên ba mươi hai tuổi cần mẫn gõ cửa từng nhà đầu tư một ở Seattle để kêu gọi đủ nguồn lực thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình, sự nhiệt huyết, đam mê, không ngại đương đầu với thử thách, khao khát thành công lúc đó của ông phù hợp để thành lập một công ty non trẻ, mới khởi nghiệp, cần người lãnh đạo táo bạo, hết mình vì nó.

Rồi ông trở thành doanh nhân, đầu tiên là sáng tạo ra II Giormale sau đó là mua lại Starbucks là tái tạo lại nó. Ông trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp, khi công ty lớn mạnh hơn ông ngày càng phải thực hiện nhiều quyết định quan trọng hơn. Tất nhiên, Howard Schutlz vẫn là ông như ngày đầu, nhiệt huyết, đam mê, khao khát và hết mình vì công việc. Nhưng ông luôn không ngừng làm mới mình, làm mới thương hiệu cá nhân của ông, ông tìm hiểu, học thêm kiến thức hàng ngày, từ chính những gì ông gặp phải, từ những người đồng hành, những đối tác và cả khách hàng.

Như ông đã nói, một giai đoạn nhất định trong quá trình phát triển doanh nghiệp, người doanh nhân phải dần trở thành một nhà quản lý chuyên nghiệp. Howard chultz đã nhận thấy mình phải tuyển dụng những người thông minh hơn và có năng lực hơn tôi trong một số lĩnh vực khác nhau, và đồng nghĩa với việc ông phải ngừng can thiệp vào rất nhiều quyết định.

Điều đó cho thấy sự linh hoạt của ông trong việc làm mới thương hiệu bản thân và chuyển đổi vai trò của mình, mặc dù tâm hồn ông vẫn như xưa nhưng lí trí ông mách bảo ông phải trở thành người lãnh đạo chuyên nghiệp, nhìn xa trông rộng.

Đầu những năm 1990, Starbuks chuyển đổi công ty từ chỗ dấn thân và mạo hiểm lên thành quản lý chuyên nghiệp. Ông đã phải chấp nhận bỏ lại vai trò quản lí, vài trò sở trường và ông yêu thích nhất, để trở thành nhà lãnh đạo. Là chủ tịch, Howard Chultz đóng vai trò như một người dẫn đường, cố gắng nhìn thật xa để biết được điều gì sắp xảy. Chia sẻ quyền quản lí với những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, những người mà ông đã sáng suốt lựa chọn để hỗ trợ mình.

Ông nói, "Một điều nghe có vẻ trớ trêu là: Tôi đã tái tạo mình thành một quản lý và một nhà lãnh đạo chuyên nghiệp. Nhưng trong tâm hồn, tôi vẫn là một người nhiều mơ ước và là một doanh nhân luôn biết dấn thân và táo bạo. Tôi phải giữ vững thế giới quan đó ngay cả khi đã phát triển được nhiều kỹ năng mới." Nghĩa là, ông làm mới bản thân và doanh nghiệp nhưng vẫn luôn giữ những giá trị cốt lõi ngay từ đầu.

Sự thật là, thành công ngày hôm nay của Starbucks chính là do những quyết định sáng suốt và tầm nhìn ra trông rộng của Howard Chultz, và, khi nhìn vào những gì chúng ta phải học tập thì không gì hơn bằng việc học tập những người đã vô cùng thành công trên con đường của họ, đúc kết ra những bài học quý giá bằng chính những trải nghiệm thương trường thực tế. Howard Chultz là một trong những người đáng ngưỡng mộ đó.

Hi vọng qua bài viết mà Bảo Phát chia sẻ bạn đọc có thể hiểu hơn về kinh nghiệm làm mới thương hiệu cá nhân từ Howard Schultz - Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Cà phê lớn nhất thế giới Starbucks.

Liên hệ với Bảo Phát:

Hotline: 0968.28.22.33

Xem thêm các bài viết khác:

- 5 bước để xây dựng thành công cho startup

- tái định vị thương hiệu, bài học từ những vết xe đổ

- tầm quan trọng của giá trị cốt lõi doanh nghiệp


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
In bài viết
Tên
Email