Giải đáp thắc mắc về tên doanh nghiệp và tên thương hiệu

b

Khi đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp của mình, bạn phải xem xét cả tên doanh nghiệptên thương hiệu mà bạn sẽ sử dụng, để không nhầm lẫn về cách sử dụng giữa hai tên này, trước hết bạn phải hiểu rõ tên doanh nghiệp la gì? tên thương hiệu là gì? và sự khác nhau giữa chúng là như thế nào?

Dưới đây, Bảo Phát sẽ giải đáp những thắc mắc về tên doang nghiệp và tên thương hiệu để giúp các bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm này.

Tên doanh nghiệp là gì?

b3

Tên doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn. Theo đó, có thể hiểu tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là yếu tố phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh.

Ví dụ: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk), Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội,...

Tên thương hiệu là gì? 

Theo quy định tại Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005: “ Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.

Ví dụ: Sữa Vinamilk, bia Hà Nội

Sự khác nhau giữa tên doanh nghiệp và tên thương mại

Về chức năng

Tên thương hiệu khác với tên hợp pháp của doanh nghiệp. Thông thường, tên thương mại là bản tóm tắt của tên doang nghiệp và được sử dụng thường xuyên trong quảng cáo.

Hãy cùng xem qua một sô ví dụ điển hình của các thương hiệu lớn trên thế giới để hiểu rõ hơn: Trong quảng cáo thông thường bạn sẽ không thấy những tên doang nghiệp như “Tổng công ty McDonald”, “Công ty Procter & Gamble” hoặc là “Công ty Coca-Cola”  được sử dụng.

Thay vào đó, tên bạn thấy trên biển quảng cáo và biển báo trong đời thực hoặc trên internet là “McDonald’s” hoặc “P & G” hoặc đơn giản là “Coca-Cola”. Tên doanh nghiệp thường không thân thiện, mang cảm giác xa cách với người tiêu dùng, đó là lý do tại sao các tên thương hiệu được sử dụng nhiều trong quảng cáo, tiếp cận người tiêu dùng, thân thiện, dễ nhớ và vẫn giúp người tiêu dùng nhận biết được đó là tên thương hiệu của doanh nghiệp nào.

Phạm vi bảo hộ

Theo quy định tại khoản 2 điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ thì tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Có nghĩa là, phạm vi bảo hộ của tên thương mại chỉ bao gồm lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Phạm vi bảo hộ của tên doanh nghiệp là trên cả nước. Có nghĩa là, khi một doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì tên doanh nghiệp đó sẽ được bảo hộ trên phạm vi cả nước .Rõ ràng, việc quy định về phạm vi bảo hộ đối với tên thương mại và tên doanh nghiệp đã có những điểm khác biệt.


Điểm tương đồng giữa tên doanh nghiệp và tên thương hiệu: có chức năng phân biệt các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh (phần phân biệt trong tên thương mại và phần tên riêng trong tên doanh nghiệp), sử dụng cho tất cả hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh, được pháp luật bảo hộ đến khi nào doanh nghiệp còn duy trì hoạt động kinh doanh. Trong nhiều trường hợp hai loại tên này được sử dụng như nhau.


Liên hệ với Bảo Phát

Hotline: 0968.28.22.33

Xem thêm các bài viết khác:




Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Tên
Email