Sáng tạo, xây dựng đươc một thương hiệu mạnh là một việc không dễ dàng, song, làm sao để quản trị thương hiệu, duy trì và phát triển đó lâu dài lại càng là một bài toán khó khăn hơn. Câu hỏi đặt ra, có những nguyên tắc nào trong việc quản trị thương hiệu?
Trong bài viết này, hãy cùng Bảo Phát tìm hiểu những nguyên tắc hay về quản trị thương hiệu:
Các thương hiệu mạnh phát triển đều bắt nguồn từ con người, địa điểm và thời gian, họ ghi nhớ nó cho dù nó có phải là thương hiệu cao cấp hay không.
Và, tất cả các thương hiệu đều có câu chuyện về sự thành lập của họ: nó mô tả lí do tại sao doanh nghiệp ra đời, ghi nhớ nguồn gốc là vô cùng quan trọng nhưng hầu hết các nhà marketing đều quên mất giá trị cốt lõi này.
Ví dụ, Startbucks là thương hiệu số một thế giới về cà phê, người đứng đầu, xây dựng nên thương hiệu - Hward Schultz nghỉ hưu, Startbucks đã bị mất phương hướng bởi mắc phải một vấn đề nghiêm trọng là quên mất nguồn gốc của thương hiệu, lí do mà Startbucks hình thành. Hward Schultz đã phải quay lại điều hành, quản trị thương hiệu và khơi lại nguồn gốc đó.
Nghe có vẻ là nghịch lí, nhưng đó là việc doanh nghiệp bạn nên làm khi quản trị thương hiệu. Doanh nghiệp tạo nên tên và thương hiệu của họ bằng cách gây ấn tượng với khách hàng thông qua hoạt động tại một thời điểm cụ thể, thời gian cụ thể, nhưng làm điều đó tương tự một lần nữa và nhiều lần sẽ chấm dứt tác dụng có được ban đầu và tạo phản ứng ngược lại. Vì vậy, doanh nghiệp bạn phải không ngừng sáng tạo, thay đổi linh hoạt để có thể phù hợp với yêu cầu của sự phát triển.
Ví dụ, phong cách thời trang Dior đã gây được ấn tượng mạnh vào năm 1950 nhưng trở nên nhàm chán và lạc hậu vào năm 2000.
Ở các thương hiệu thành công nhất, các giám đốc điều hành cấp cao giữ im lặng và không cố gắng đẩy thông điệp của họ thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Nên nhớ rằng, trong môi trường quảng cáo ngày càng phát triển, người tiêu dùng trong một ngày phải tiếp nhận quá nhiều thông tin quảng cáo đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, họ trở nên bão hòa và mệt mỏi. Họ không muốn nghe những lời quảng cáo suống từ những nhà marketing, người tiêu dùng muốn nghe từ "nghệ nhân", những người trực tiếp làm ra sản phẩm, hãy để những người sáng tạo gần nhất với sản phẩm giải thích sự nhiệt tình của họ đối với sản phẩm đến với khách hàng. Đó là một cách làm thông minh khi quản trị thương hiệu.
Ngoài slogan, doanh nghiệp cần phải tạo ra các câu khẩu hiệu ngắn khác, thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, ngắn chặt với sản phẩm để khách hàng không bao giờ quên, ấn tượng sâu sắc về bản chất của thương hiệu.
Ví dụ: Nike: "Authentic Athletic Performance" (tạm dịch: trình diễn thể thao đích thực), Starbucks: "Rewarding Everyday Moments" (tạm dịch: Tận hưởng những khoảnh khắc thường ngày) và Disney: "Fun Family Entertainment" (tạm dịch: Gia trình vui vẻ).
Các thương hiệu cao cấp có cơ hội độc quyền về sản phẩm của họ, còn đối với các thương hiệu phổ thông hơn luôn muốn mở rộng thị trường nhằm chiếm về tổng thể. Tuy nhiên, nên nhớ rằng bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người mọi lúc ...
Việc bạn nên làm trước hết là nhắm đúng khách đối tượng của mình, những người có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn, những người này là lí do bạn tạo ra sản phẩm và hãy làm thật tốt việc thu hút họ, đó là một chiến lược tiếp thị thông minh mà một nhà quản trị thương hiệu nên làm.
Một số sản phẩm được tạo ra để bán và đôi khi một vài sản phẩm khác được tạo để xây dựng thương hiệu.
Ví dụ, một công ty thời trang có thể thể hiện những thiết kế kỳ quặc nhất trên sàn catwalk và hầu như không ai mua những mặt hàng này. Tuy nhiên, các sản phẩm này bán hình ảnh của thương hiệu. Có thể tạo ra một số sản phẩm cho mục đích bán hàng và các sản phẩm khác cho mục đích xây dựng thương hiệu, miễn là công ty nhận thức được mục tiêu của sản phẩm.
Chúng tôi đã chia sẻ những nguyên tắc hay về quản trị thương hiệu nhằm giúp bạn phác thảo được một chiến lược xây dựng thương hiệu thông minh. Nếu bạn cần trợ giúp xây dựng chiến lược thương hiệu cho công ty của mình, hãy liên hệ với Bảo Phát để được tư vấn.
Hotline: 0968.28.22.33
Xem thêm bài viết khác:
- tầm quan trọng của giá trị cốt lõi doanh nghiệp
Người gửi / điện thoại