Nhắc lại sai lầm trong chiến dịch quảng cáo của 3 thương hiệu lớn để rút ra bài học

Quảng cáo thương hiệu là một hoạt động vô cùng quan trọng, quảng cáo sao cho hiệu quả, không mang lại phản ứng tiêu cực từ công chúng là thách thức lớn đối với bất kì thương hiệu nào, dù là những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới.

Năm 2017, một số thương hiệu lớn trên thế giới cũng đã mắc phải sai lầm khi truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng. Nhìn từ khía cạnh tích cực, chúng ta nhắc đến những sai lầm này để rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá.

Pepsi

28

 Pepsi đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo gây nhiều tranh cãi vào đầu năm 2017, đó là chiến dịch “Live for Now”, nghĩa là “Sống vì hiện tại”. Đó là một đoạn video dài 2 phút 30 giây kể về câu chuyện của những con người rời bỏ công việc và tham gia cuộc biểu tình với câu biểu ngữ “Join the conversation”, dịch là “Hãy tham gia phong trào”, ra mắt vào tháng 4. Cuộc biểu tình diễn ra căng thẳng cho đến khi Kendall Jenner (người mẫu) đưa cho viên cảnh sát một lon Pepsi trước sự reo hò của những người tham gia biểu tình, đó cũng chính là điểm mẫu chốt gây tranh cãi.

Các phản hồi tiêu cực cho rằng Pepsi đã biến một cuộc biểu tình trở nên tầm thường để bán soda và thương hiệu này đã quá can thiệp vào các vấn đề mang tính chaasrt chống lại chính quyền. Đại diện của Pepsi nhanh chóng phản hồi lại dư luận và cho biết mục đích chính của thông điệp là sự buông bỏ và hành động theo niềm đam mê bất chấp sự cản trở, chứ không hề đề cập đến ông Donald Trump và các cuộc biểu tình phản đối đang diễn ra sau khi vị tổng thống này nhậm chức.

Bài học rút ra: Theo nhà xã hội học Feminista Jones: “Họ nên tập trung vào việc bán sản phẩm theo một cách khác thay vì tập trung vào sự đau khổ của những con người cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triển của xã hội.” Pepsi muốn làm nổi bật thương hiệu bằng việc quảng cáo liên quan đến vấn đề chính trị nhưng lại tạo ra phản ứng ngược khi làm tầm thường hóa vấn đề chính trị mà quảng cáo đề cập đến.

Dove

29

Dove triển khai một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội Facebook vào tháng 10/2017 khiến thương hiệu này nhận vô số những phản ứng tiêu cực. Dove đăng bức ảnh trên fanpage về người phụ nữ da đen mặc một chiếc áo có màu sắc giống hệt màu da của cô biến thành người phụ da trắng ngay sau khi cởi bỏ chiếc áo.

Ngay lập tức, các ý kiến phản đối chiến dịch quảng cáo này nổ ra mạnh mẽ, cho rằng quảng cáo này đã tạo ra sự phân biệt chủng tộc giữa người da đen và da trắng. Sau khi bị lên án, Dove nhanh chóng gỡ bỏ quảng cáo và đưa ra lời xin lỗi tới người tiêu dùng.

Bài học rút ra: Thông điệp quảng cáo sẽ dễ khiến mọi người liên tưởng lệch ra khỏi bối cảnh, ý tưởng ban đầu nếu như không vạch ra rõ ràng, rành mạch, đặc biệt là những thông điệp mang tính chất nhạy cảm như phân biệt chủng tộc.


McDonald’s

mc

McDonald’s đã phát hành một đoạn video 90s “Dad” nói về một cậu bé yêu cầu mẹ của mình kể lại những kỉ niệm về người cha trước khi qua đời trong tháng 5, tại Anh. Ngay sau đó, đoạn video này nhận được những phản hồi giận dữ từ người xem cho rằng McDonald lợi dụng nỗi đau của con người về người đã khuất chỉ để bán một chiếc sanwich cá. Lập tức, McDonald đã phải gỡ bỏ toàn bộ video quảng cáo này trên toàn bộ các kênh truyền thông và đưa ra lời xin lỗi.

Bài học rút ra: Việc quảng cáo khai thác khía cạnh nỗi đau của một con người để bán sản phẩm sẽ không thể hiệu quả, phương thức này sẽ dễ khiến cho chiến dịch quảng cáo gặp nhiều chỉ trích hơn là đồng cảm, bởi vì mục đích của quảng cáo sau cùng là để bán sản phẩm.

Nếu doanh nghiệp bạn muốn xây dựng về truyền thông thương hiệu, hãy liên hệ với Bảo Phát.

Hotline: 0968.28.22.33

Xem thêm những bài viết khác:

Tầm quan trọng của nhất quán thương hiệu

- Qúa trình phát triển logo của những thương hiệu lớn

- 5 Mẹo khi thiết kế logo





Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
In bài viết
Tên
Email